Xâm Nhập Mặn Nguyên Nhân Hậu Quả Và Cách Khắc Phục

Xâm nhập mặn hay nhiễm mặn đất là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất. Xâm nhập mặn bên cạnh sự axit hóa là một trong hai kết quả lâu dài của sự phát triển đất.

Xâm nhập mặn xảy ra khi sự bốc hơi trong sáu đến chín tháng trong một năm lớn hơn lượng mưa. Thêm vào sự phát triển tự nhiên của đất, xâm nhập mặn được tăng tốc đáng kể thông qua hành động của con người như quá trình thủy lợi.

Xâm nhập mặn là gì.

Xâm nhập mặn hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn.

Ngoài ra, xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt. Ngắn gọn hơn thì sự xâm nhập mặn là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất.

Xâm nhập mặn là hệ quả của sự biến đổi khí hậu. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng năm và có thể dự báo trước. Để giải quyết được mối lo này trước hết phải hiểu được nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn là gì.

Sự kiện thiên nhiên và nhân tạo

Phải phân biệt xâm nhập mặn, việc tích tụ muối dễ dàng hòa tan và việc kiềm hóa, sự tích tụ của natri bicarbonat và natri carbonat, đồng thời với việc tăng độ pH.

Một trường hợp đặc biệt của xâm nhập mặn là sự gia tăng lượng natri trong đó chủ yếu là natri chloride (muối ăn) tích tụ trên bề mặt. Muối là một thành phần tự nhiên trong đất và nước.

Các ion chịu trách nhiệm về nhiễm mặn là: Na+, K+, Ca2+, Mg2+ và Cl-. Khi Na+ (natri) chiếm ưu thế, đất trở nên giàu natri. Đất giàu natri gây một thách thức đặc biệt bởi vì nó làm hạn chế hoặc ngăn thấm nước và thoát nước.

Hơn nữa, nguồn gốc của muối tham dự vào quá trình này cũng quan trọng. Nó có thể có nguồn gốc từ bầu khí quyển của Trái đất. Muối cũng có thể được vận chuyển lên các lớp đất phía trên khi nước ngầm dâng lên.

Trong trường hợp này nước ngầm đã bị xâm nhập mặn mà có thể xảy ra ví dụ như ở các vùng ven biển của khu ẩm, có thể do khai thác quá mức nguồn nước ngầm, vì vậy nước biển mới ngấm vào khối nước ngầm.

Sự phân huỷ các khoáng chất có thể để muối thoát ra môi trường và muối hóa thạch (trầm tích biển) có thể là một nguồn muối. Ngoài các nguồn tự nhiên cũng có thể do các quá trình nhân tạo như thủy lợi và phân bón gây ra.

Quá trình canh tác nông nghiệp và sự lạm dụng giếng khoan cũng dẫn tới tình trạng này.

Sự xâm nhập mặn của nước biển vào sông là do mùa khô, nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn. Hiện tượng tự nhiên này xảy ra hằng năm và do đó có thể dự báo trước.

Xâm nhập mặn

Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn?

Phân tích của Nasati cũng cho hay, biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chu trình thủy văn thông qua thay đổi mô hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm của đất.

Lượng mưa có thể tăng hoặc giảm và phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Hiện tượng này sẽ làm thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời thay đổi tốc độ xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ven biển.

Vì vậy, thông tin về các tác động của biến đổi khí hậu ở địa phương hoặc khu vực,các quá trình thủy văn và tài nguyên nước ven biển trở nên rất quan trọng.

Bên cạnh đó, các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất và quản lý đất cũng có thể làm thay đổi trực tiếp đến hệ thống thủy văn, chế độ bốc hơi nước và dòng chảy. Do đó, sử dụng đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước ngầm

Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào các sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô. Khi đó lượng nước từ sông đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn.

Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng. Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng tiến sâu vào đất liền.

Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn sâu vào; Địa hình: địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn.

Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít, … sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa; Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.

Việt Nam là quốc gia có trên 3000 km bờ biển, tập trung hàng triệu người sinh sống và khai thác các nguồn lợi từ biển. Xâm nhập mặn diễn ra tại hầu hết các địa phương ven biển, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Đặc biệt tại những cửa sông đổ ra biển. Hai đồng bằng rộng lớn của Việt Nam là Đồng bằng Sông Hồng và ĐBSCL là những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng này.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra, phần nào hạn chế được tình trạng xâm nhập mặn nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp thì trong thời gian tới, hiện tượng xâm nhập mặn vẫn là mối đe dọa lớn đến đời sống các khu vực này, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, vựa lương thực của cả nước.

Nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn.

Thông thường, khi nước biển xâm nhập vào đất liền, lượng nước ngọt từ những con sông từ thượng lưu chảy về hạ lưu giúp trung hòa nước mặn đồng thời đẩy ngược ra biển. Tuy nhiên trong những tháng mùa khô, thời tiết không có mưa và nước sông bị bốc hơi do nắng nóng.

Điều này khiến lượng nước ngọt không đủ, làm hiện tượng xâm nhập diễn ra.

Do các hoạt động khai thác đất trồng nông nghiệp bừa bãi, mở rộng diện tích phá rừng. Việc xây dựng công trình thủy lợi được thực hiện dày đặc. Cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng nhiều.

Và diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Ảnh hưởng đáng kể đến kế cấu đất. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng xâm nhập mặn bao gồm:

*  Hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu. Hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ đang diễn ra rất thường xuyên ở nhiều địa phương.

Lượng mưa và nhiệt độ làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ra quá trình xâm nhập mặn.

*  Do hoạt động kinh tế của con người. Tác động rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối dẫn đến sự suy giảm dòng chảy nghiêm trọng. Ngoài ra, còn làm gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông.

* Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước. Hơn nữa, không có sự bổ sung cần thiết để bù lại lượng nước đã bị khai thác càng làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn.

* Do ảnh hưởng của các quá trình nhân tạo, hoạt động thuỷ lợi và sử dụng phân bón hóa học…

Tác hại của xâm nhập mặn là gì?

Tình trạng thiếu nước ngọt là một trong những thiệt hại to lớn nhất: Người dân không thể sử dụng nước nhiễm mặn để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt như tắm rửa, vệ sinh, giặt giũ do nước muối cho tính ăn mòn cao, gây hư hại hệ thống dẫn nước, vật dụng chứa nước,..

Con người tiếp xúc trực tiếp bị nước mặn ăn mòn da tay nghiêm trọng. Không có nước ngọt, nông dân không thể tươi tiêu các loại cây ăn quả, cây hoa màu, lương thực,.. dẫn đến hệ quả việc sản xuất nông nghiệp bị trì trệ.

Hơn thế nữa đất nhiễm mặn, gây ra tác động tiêu cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây không thích nghi được môi trường mặn xảy ra vấn đề chết hàng loạt. Việc nuôi trồng các giống thủy sản cũng bị thiệt hại nặng nề bởi hiện tượng xâm nhập mặn.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các hộ dân và địa phương.

Cụ thể:

* Tác hại của xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dẫn và sự phát triển kinh tế xã hội.

* Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân.

*  Điều kiện vệ sinh yếu kém do thiếu nước sạch dẫn tới nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng.

* Xâm nhập mặn khiến nhiều diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại.

* Nước mặn phá huỷ cấu trúc đất, giảm khả năng phát triển của rễ cây, giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước trong đất, gây thiếu khí cho sự phát triển của bộ rễ.

* Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng khiến cây bị sốc mặn, gây rụng lá, hoa, trái hàng loạt, và có thể dẫn đến chết cây.

* Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.

Xâm nhập mặn

Hậu quả của xâm nhập mặn

Ở Việt Nam, hiện tượng xâm nhập mặn thường diễn ra tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Vào mùa khô, nước sông bắt đầu cạn dần do không có mưa. Khiến nước ngọt trong các con sông ít dần.

Thêm hiện tượng nước biển dâng, xâm nhập trực tiếp vào đất liền thông qua các sông. Từ đó, thành phần muối trong nước tăng dân bắt đầu được đất liền hấp thụ. Vì vậy, hiện tượng xâm nhập mặn vừa gây mặn cho nước và đất trồng.

Vì vậy, xâm nhập mặn gây ra những hậu quả nặng nề đến đời sống của bà con khu vực nơi đây. Tình trạng thiếu nước ngọt là một trong những thiệt hại to lớn nhất.

Người dân không thể sử dụng nước nhiễm mặn để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt. Như tắm rửa, vệ sinh, giặt giũ. Do nước muối cho tính ăn mòn cao, gây hư hại hệ thống dẫn nước, vật dụng chứa nước,.. Con người tiếp xúc trực tiếp bị nước mặn ăn mòn da tay nghiêm trọng.

Không có nước ngọt, nông dân không thể tươi tiêu các loại cây ăn quả, cây hoa màu, lương thực,.. Dẫn đến hệ quả việc sản xuất nông nghiệp bị trì trệ. Hơn thế nữa đất nhiễm mặn, gây ra tác động tiêu cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Cây không thích nghi được môi trường mặn xảy ra vấn đề chết hàng loạt. Việc nuôi trồng các giống thủy sản cũng bị thiệt hại nặng nề bởi hiện tượng xâm nhập mặn .Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các hộ dân và địa phương.

Một số giải pháp chống xâm nhập mặn hiện nay

* Liên tục theo dõi tình hình và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn 

Các cơ sở môi trường thực hiện quan sát và kiểm soát thường xuyên nồng độ muối trong nước và trong đất. Đặc biệt chú trọng ở các khu vực cửa biển, tại các công trình thủy lợi. Đồng thời cập nhật các kết quả và khuyến cáo người dân chuẩn bị các công tác phòng chống, ứng phó kịp thời.

Kết hợp xây dựng các hệ thống thủy lợi, tăng cường dự trữ nước ngọt và ngăn chặn nước biển xâm nhập, xây đập nước ngăn mặn, đắp đê vùng ven biển.

Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao.

* Chống mặn cho cây trồng và thủy sản, nuôi trồng các giống thủy sản 

Cần chủ động thực hiện các biện pháp chống mặn cho cây trồng (giữ ẩm, tránh thoát hơi nước cho cây bằng cách ủ rơm rạ ở gốc). Nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao.

Khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, cần có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán gây ra.

Đối với các hộ nuôi trường thủy sản, phải thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi. Từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.

* Lưu trữ và tiết kiệm nước ngọt

Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình cần phải thực hiện quá trình tiết kiệm tối đa nguồn nước ngọt có sẵn. Áp dụng việc tái sử dụng nước cho các việc khác nhau. Nhằm phục vụ cho các mục đích sinh hoạt và tưới tiêu hợp lý.

Bắt đầu thực hiện việc dự trữ nước ngọt từ các nguồn nước mưa và bảo quản tốt, tránh bị bốc hơi vào mùa khô.

* Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn

Bên  cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần phải lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước cho sử dụng sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ thống lọc nước mặn được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại.

Thông qua hệ thống lọc xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý. Đặc biệt nước sau lọc có thể sử dụng để uống trực tiếp. Hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp.

Trên đây Thiết Bị Điện Goldsun đã tổng hợp các thông tin về Xâm nhập mặn là gì giúp cho quý bạn đọc cung cấp các kiến thức cần thiết để áp dụng cho công việc và học tập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Du học Nhật BảnGửi hàng đi Châu ÂuTokutei GinoGửi hàng đi ÚcCục phát Wifi 4G | Buy aged Instagram accounts | Tour Hạ Long 1 ngày | Vietnam Story | TQT Company