Điện trở là gì? Công thức tính – công dụng và đơn vị của R

Điện trở là gì? Công thức tính điện trở thế nào? Công dụng của điện trở là gì trong thực tế? Đơn vị đo là gì? Cùng khám phá qua thông tin bên dưới mà Goldsun đã tổng hợp lại ngay nhé!

Điện trở là gì trong thực tế

Điện trở là gì?

Điện trở hay tên tiếng anh là Resistor. Đây là một linh kiện điện tử thụ động gồm 2 tiếp điểm kết nối. Chúng thường được dùng với chưc là hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch. Giúp điều chỉnh mức độ tín hiệu, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng khác.

Điện trở công suất có thể tiêu tán một lượng lớn điện năng chuyển sang nhiệt năng có trong các bộ điều khiển động cơ, trong các hệ thống phân phối điện

Các điện trở thường có trở kháng cố định, ít bị thay đổi bởi nhiệt độ và điện áp hoạt động. Biến trở là loại điện trở có thể thay đổi được trở kháng như các núm vặn điều chỉnh âm lượng

Các loại cảm biến có điện trở biến thiên như: cảm biến nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lực tác động và các phản ứng hóa học.

Điện trở là loại linh kiện phổ biến trong mạng lưới điện, các mạch điện tử, Điện trở thực tế có thể được cấu tạo từ nhiều thành phần riêng rẽ và có nhiều hình dạng khác nhau, ngoài ra điện trở còn có thể tích hợp trong các vi mạch IC.

Điện trở được phân loại dựa trên khả năng chống chịu, trở kháng….tất cả đều được các nhà sản xuất ký hiệu trên nó.

Cách tính điện trở

Đinh luật ohm

Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở.

Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số

  • Ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ là I = U/R
  • Công suất tiêu thụ của điện trở P thông qua I và V là P = I × V
  • Công suất tiêu thụ của điện trở P tính bằng watt (W) khi có I là P = I2 × R
  • Công suất tiêu thụ của điện trở P tính bằng watt (W) khi có V là P = V2 / R

Đơn vị và ký hiệu của điện trở

Điện trở có đơn vị là Ohm (ký hiệu: Ω) là đơn vị trong hệ SI của điện trở, được đặt theo tên Georg Simon Ohm.

Một Ohm tương đương với vôn/ampere. Các điện trở có nhiều giá trị khác nhau gồm milliohm (1 mΩ = 10^−3 Ω), kilohm (1 kΩ = 10^3 Ω), và megohm (1 MΩ = 10^6 Ω)

Tùy theo tiêu chuẩn của mỗi quốc gia mà trong sơ đồ mạch điện thì điện trở được ký hiệu khác nhau

Điện trở có 2 loại ký hiệu phổ biến đó là: kiểu điện trở kiểu Mỹ và Ký hiệu điện trở theo kiểu (IEC).

Khi đọc tài liệu nước ngoài, các giá trị ghi trên điện trở thường được quy ước bao gồm 1 chữ cái xen kẽ với các chữ số theo tiêu chuẩn IEC 6006. Nó giúp thuận tiện hơn trong việc đọc ghi các giá trị ngời ta phân cách các số thập phân bằng 1 chữ cái.

  • Ví dụ: 8k3 có nghĩa là 8.3 kΩ. 1R3 nghĩa là 1.3 Ω, và 15R có nghĩa là 15Ω.

Ký hiệu điện trở

Công thức tính điện trở

Công thức tính điện trở cơ bản là R=U/I

Trong đó:

  • U: là hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn điện, đo bằng Vôn (V)
  • I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, được đo bằng Ampe (A)
  • R: chính là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).

Các loại điện trở phổ biến

Hiện nay có các loại điện trở thông dụng và được sử dụng phổ biến là

  • Điện trở thường: Những loại điện trở có công suất nhỏ từ 0.125W tới 0.5W
  • Điện trở công xuất: Các điện trở có công xuất lớn từ 1W, 2W, 5W và 10W
  • Điện trở sứ, điện trở nhiệt: Các loại điện trở công xuất, điện trở này có vỏ bọc sứ khi hoạt động thì chúng tỏa nhiệt
  • Điện trở cacbon
  • Điện trở màng hay điện trở gốm kim loại
  • Điện trở dây quấn
  • Điện trở film
  • Điện trở bề mặt
  • Điện trở băng

Công dụng của điện trở là gì?

Công dụng của điện trở là để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch. Đồng thời, linh kiện còn có tác dụng chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và dùng trong một số ứng dụng khác nữa

  • Trong mạch điện hay mạch điện tử thì điện trở có tác dụng điều chỉnh hoặc thiết lập dòng điện qua nó bằng cách sử dụng các loại dây dẫn điện.
  • Điện trở cũng có thể nối với nhau tạo thành chuỗi dùng làm mạng điện trở đóng vai trò như bộ giảm điện áp, bộ chia điện áp hoặc bộ giới hạn dòng điện trong mạch điện đảm bảo an toàn.
  • Linh kiện có tác dụng khống chế dòng điện quá tải cho phù hợp với thiết bị không xảy ra chập cháy.

Cách mắc điện trở

Hiện trong mạch điện có 3 cách mắc điện trở mà mọi người thường sử dụng là: Mắc nối tiếp, mắc song song, mắc nối hỗn hợp.

Mắc nối tiếp

Điện trở tương đương: R = R1 + R2.

Nếu mắc nhiều điện trở nổi tiếp thì: R = R1 + R2 + … + Rn.

Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn :U= U1 + U2

Mắc song song

Công thức tính điện trở tương đương: 1/Rtd = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 + 1/R… + 1/Rn

Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I = I + I + … + In

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu diện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U= U1 = U2 = … = Un

Mắc hỗn hợp

Điện trở tương đương của hệ này là: R = R1 + (R2 x R3) / (R2 + R3)

Cách đọc điện trở qua mã màu của điện trở

Trong thực tế, để đọc được giá trí của 1 điện trở thì ngoài việc nhà sản xuất in trị số của nó lên linh kiện thì chúng ta còn dùng 1 quy ước chung để đọc trị số điện trở và các tham số cần thiết khác.

Giá trị được tính ra thành đơn vị Ohm.

Cách đọc điện trở theo quy ước sau:

  • Hai vạch chéo (//) = 0.125w
  • Một vạch chéo (/) = 0.25w
  • Một vạch ngang (-) = 0.5w
  • Một vạch đứng (|)= 1.0w
  • Hai vạch đứng (||) = 2.0w
  • Hai vạch chéo vào nhau (\/)= 5.0w
  • Còn (X) = 10.0w

Bên cạnh ghi trị số điện trở. Nhiều khi không ghi đơn vị. Cách đọc theo quy ước sau:

Từ 1Ω tới 999Ω ghi là 1K tới 999K

Từ 1 MΩ trở lên thì ghi là 1,0; 2,0; 3,0,… 10,0…20,0…

Bảng mã màu điện trở

Bảng mã màu của điện trở

Cách đọc điện trở trong mạch cũng khá đơn giản. Mỗi điện trở có 1 giá trị nhất định, vòng màu in trên điện trở thể hiện giá trị của nó.

Thông thường, điện trở có 4 vòng màu.

  • 2 vòng màu đầu là 2 chữ số đầu của giá trị
  • Vòng thứ 3 thể hiện số chữ số “0” đứng sau
  • Vòng thứ 4 thể hiện sai số
  • Có tất cả 12 màu, mỗi màu có 1 giá trị khác nhau

Ví dụ đọc thông số điện trở như sau:

Điện trở trên có mã màu “Nâu, cam, đen, nâu, xanh lá”

Dựa vào thông số và bảng mã màu ta sẽ có: 1 3 0 x 10 ± 0,5% = 1300Ω ± 0,5%

Cách tính điện trở

Ứng dụng của điện trở

Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy thì điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được

Rrong mạch điện, điện trở có những tác dụng sau:

  • Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp.
  • Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được 1 điện áp theo ý muốn từ 1 điện áp cho trước.
  • Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động
  • Tham gia vào các mạch tạo dao động R C
  • Điều chỉnh cường độ dòng điện qua các thiết bị điện
  • Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết
  • Tạo ra sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp

Trên đây là thông tin về điện trở là gì? Công dụng của điện trở là gì trong thực tế? và công thức tính điện trở đã được Goldsun gửi tới các bạn. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu chi tiết hơn về thành phần này trong mạch điện

Sập ThờDu học Nhật BảnGửi hàng đi Châu ÂuTokutei GinoGửi hàng đi ÚcCục phát Wifi 4G | Làng Hoa Tây Tựu