Những năm gần đây chúng ta đều được các chuyên gia, nhà đài thông báo về biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu luôn là chủ đề nóng và được quan tâm nhất hiện nay trên thế giới. Bởi biến đổi khí hậu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
Vậy thì biến đổi khí hậu là gì? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng Thiết bị điện Goldsun tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Biến đổi khí hậu là gì?
Chúng ta đã nghe đến cụm từ biến đổi khí hậu nhiều lần nhưng bạn vẫn không hiểu vậy biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu với những thành phần liên quan như bầu khí quyển, đại dương, đất đai…
Sự thay đổi đó mang tính thống kê của hệ thống khí hậu và được tính theo chu kỳ dài. Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả lớn đến các thành phần khác và ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi hoặc sinh sản của nhiều hệ sinh thái trên trái đất.
Khi biến đổi khí hậu sẽ làm cho gia tăng nhiệt độ toàn cầu, khiến mực nước biển dâng cao. Hiểu một cách đơn giản nhất, bạn có thể thấy những sự thay đổi đột ngột của thời tiết, thời tiết khắc nghiệt hơn, nắng nóng, khô hạn nhiều hay lũ lụt, sóng thần… đều là biến đổi khí hậu.
Nhắc đến biến đổi khí hậu nghĩa là những biến đổi theo hướng xấu ở những môi trường trên khắp trái đất và điều này ảnh hưởng đến con người, những sinh vật sống và các hệ sinh thái.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là gì?
Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính.
Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn.
Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài.
Cơ chế ảnh hưởng từ bên trong
Thay đổi ở đại dương
Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như El Niño, dao động thập kỷ Thái Bình Dương (Pacific decadal oscillation), và dao động bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Installation), và dao động Bắc Cực (Arctic oscillation), thể hiện khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu.
Trong khoảng thời gian dài hơn, những thay đổi đối với các quá trình diễn ra trong đại dương như hoàn lưu muối nhiệt đóng vai trò quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên thế giới.
Cơ chế ảnh hưởng từ bên ngoài
Thay đổi quỹ đạo
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý.
Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái Đất.
Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ băng hà và gian băng, quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara và đối với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.
Hiện tượng núi lửa
Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái Đất lên bề mặt của nó. Phun trào núi lửa, mạch nước phun, và suối nước nóng, là những ví dụ của các quá trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc các hạt bụi vào khí quyển.
Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình mỗi thế kỷ, và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất) trong thời gian một vài năm.
Các vụ phun trào của núi lửa Pinatubo vào năm 1991, là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trên mặt đất của thế kỷ XX (sau vụ phun trào năm 1912 của núi lửa Novarupta) ảnh hưởng đến khí hậu đáng kể. Nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,5 °C (0.9 °F).
Vụ phun trào của núi Tambora năm 1815 đã khiến không có một mùa hè trong một năm.Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có thể gây ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt.
Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng thời gian rất dài (địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ, chống lại sự hấp thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide carbon.
Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con người tạo ra nhiều hơn 100-300 lần số lượng khí carbon dioxide phát ra từ núi lửa.
Kiến tạo mảng
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Điều này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu cũng như các dòng tuần hoàn khí quyển-đại dương.
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến các kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên khí hậu toàn cầu.
\Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hoàn trong đại dương là sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm dừng sự trộn lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đều này có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học của đại dương của hải lưu Gulf Stream và đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng.
Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300 đến 365 triệu năm trước, hoạt động kiến tạo mảng có thể đã làm tích trữ một lượng lớn cacbon và làm tăng băng hà.
Các dấu hiệu địa chất cho thấy những kiểu tuần hoàn “gió mùa lớn” (megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục địa Pangaea, và từ mô hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã dẫn đến việc hình thành gió mùa.
Tác động từ con người
Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, các yếu tố do con người tạo ra cũng ảnh hưởng đến khí hậu. Quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu được nhiều người đồng ý là “khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của con người.”
Việc chạy đua các phát triển công nghệ, con người đã biến hệ sinh thái thích nghi vốn có, thành một thế giới mà hệ sinh thái động vật và thực vật dần dần thu hẹp. Một số loài đã hoàn toàn biến mất, và một số có nguy cơ tuyệt chủng, sông ngòi bị ngăn đập.
Rác và chất thải nhựa do con người thải ra cũng góp phần ô nhiễm, và khí thải từ các lò phản ứng hạt nhân.
Do đó, các cuộc thảo luận đang hướng vào 2 cách, một là giảm tác động của con người và tìm cách thích nghi với sự biến đổi đã từng xảy ra trong quá khứ và được dự kiến xảy ra trong tương lai.
Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc tăng thêm lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển và sản xuất xi măng.
Các yếu tố khác như sử dụng đất, sự suy giảm ôzôn và phá rừng, cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu.
Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và toàn cầu
Nếu như trước đây, biến đổi khí hậu là do tác động của các điều kiện tự nhiên nhưng hiện nay, biến đổi khí hậu xảy ra do có sự tác động của con người. Việt Nam là một nước chịu nhiều tác động lớn của biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu gây nên những hiện tượng thời tiết cực đoan có sự gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán.
Mỗi năm, lượng mưa theo tháng tăng cao, mực nước biển cũng cao lên và thiết lập nhiều kỷ lục mới khác. Chúng ta được cập nhập tình hình hàng ngày, những cụm từ như nắng nóng kỷ lục, mưa lớn kỷ lục, lũ lụt tăng cao… được nhắc đến rất nhiều.
Mỗi năm, Việt Nam đều hứng chịu những cơn bão lớn, lũ lụt thiên tai gây ra hậu quả lớn về người, vật chất và của cải. Như năm 2017, được xem là năm kỷ lục của thảm họa thiên tai của Việt Nam.
Trong năm đó, có đến 16 cơn bão, hết cơn bão này qua lại đến cơn bão khác. Nhiệt độ trung bình cả của miền Bắc và miền Nam cũng đều tăng cao 0,5 -1,0°C so với trước đây. Những sự thay đổi thất thường của thời tiết, lúc nắng nóng, khô hạn khắc nghiệt kéo dài, cơn bão và áp thấp nhiệt đới tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn.
Có năm, Việt Nam hứng chịu đến 18 – 19 cơn lốc, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Ngoài ra, mực nước biển dâng cao cũng là hiện tượng biến đổi khí hậu điển hình của Việt Nam. Theo như số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu đưa ra thì trong vòng 50 năm trở lại đây mực nước biển đã dâng cao lên khoảng 20 cm.
Biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên gây ra những hậu quả nghiêm trọng, theo như báo cáo chi tiết của Liên hợp quốc về tác động của Trái đất nóng lên như sau: hơn 1 tỷ người ở các vùng ven biển có nguy cơ đối mặt với việc ngập lụt, 50% dân số thế giới nằm trong vùng nguy hiểm, 14% số loài sinh vật trên cạn có nguy cơ tuyệt chủng cao nếu như tình trạng trái đất nóng lên ngày một cao và vẫn kéo dài.
Đây đều là những báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công bố vào ngày 28/02/2022.
Tình trạng nóng lên toàn cầu có những tác động xấu đến môi trường, con người và các sinh vật, các bệnh dịch diễn ra nhiều hơn, xuất hiện nhiều bệnh mới, nắng nóng khắc nghiệt, thiếu nước kéo dài và năng suất mùa màng cũng giảm đi đáng kể.
Theo báo cáo chỉ ra, nếu tình trạng nóng lên toàn cầu không kiểm soát được ở mức 1,5 độ C thì trái đất sẽ còn hứng chịu nhiều thiên tai, những đợt nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt sẽ xảy ra nhiều hơn và suy thoái theo từng năm.
Nếu chậm trễ trong việc cắt giảm khí thải carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu thì khó có thể đảm bảo một Trái Đất sinh sống được, một hành tinh bền vững theo thời gian cũng sẽ mất đi trong tương lai. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những người tư vong do dịch bệnh tăng cao, thời tiết cực đoan hơn, ô nhiễm môi trường lớn và nạn đói xảy ra tại nhiều nơi.
Biến đổi khí hậu còn góp phần gây ra những cuộc khủng hoảng nhân đạo, làn sóng di cư dâng cao do có những nơi ở không thể nào tiếp tục sinh sống được.
Hậu quả của biến đổi khí hậu là gì
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Sự nóng lên của trái đất gây ra hiện tượng nóng bức, hạn hán và lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người. Ngoài ra, nó còn gây ra tăng mực nước biển, ảnh hưởng đến địa hình và các hoạt động của con người.
Biến đổi khí hậu cũng có tác động đến các loài động thực vật, đặc biệt là các loài đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.
Nhiệt độ tăng cao
Biến đổi khí hậu dẫn đến tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến các hệ sinh thái, làm thay đổi quá trình sinh sản và phát triển của các loài động và thực vật. Hơn nữa, nó còn dẫn đến thay đổi mô hình mưa và gió, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, bão lốc và cháy rừng.
Tác động đến sức khỏe con người
Biến đổi khí hậu cũng có tác động không nhỏ đến sức khỏe con người. Tăng nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và não, đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Ngoài ra, việc suy giảm nguồn nước sạch và tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh cũng là một hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ảnh hưởng đến kinh tế
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Sự thay đổi mô hình mưa và gió có thể gây ra thiệt hại đến nông nghiệp, đặc biệt là các nước đang phát triển. Khí hậu khắc nghiệt cũng có thể gây ra các thiệt hại cho các ngành công nghiệp sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
Hơn nữa, việc phải xử lý các hậu quả của biến đổi khí hậu cũng gây ra chi phí lớn cho các chính phủ và các tổ chức.
Ảnh hưởng đến xã hội
Sự thay đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến xã hội. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và sự suy giảm nguồn lương thực có thể gây ra các vụ nạn đói và xung đột, đặc biệt là trong các khu vực đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Điều này dẫn đến một loạt các vấn đề như di dân, tăng động đất và nạn đói.
Hậu quả của biến đổi khí hậu là rất nghiêm trọng và đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Chúng ta cần tăng cường việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, đưa ra các chính sách khuyến khích giảm thiểu khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Hơn nữa, việc tăng cường chất lượng giáo dục và nhận thức của mọi người về vấn đề này cũng là một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chúng ta cần hành động ngay để bảo vệ môi trường sống và tạo ra một thế giới bền vững và tốt đẹp hơn cho tương lai.
Giải pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu là gì
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đang đối diện với nhân loại. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần đưa ra các giải pháp phù hợp để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu.
Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Một trong những giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu là tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, thủy điện, năng lượng sinh học… Những nguồn năng lượng này không gây ra khí thải và không gây hại cho môi trường.
Đồng thời, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo còn giúp giảm chi phí và làm tăng sự đa dạng trong nguồn cung cấp năng lượng.
Đưa ra chính sách khuyến khích giảm thiểu khí thải nhà kính
Các chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích mọi người tham gia vào việc giảm thiểu khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Các chính sách này có thể bao gồm hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất sử dụng các công nghệ xanh và sạch, đưa ra các quy định về tiêu chuẩn khí thải cho các ngành công nghiệp, đưa ra các chính sách khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, tăng thuế đối với các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường…
Tăng cường giáo dục và nhận thức của mọi người
Tăng cường chất lượng giáo dục và nhận thức của mọi người về vấn đề biến đổi khí hậu cũng là một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Những chương trình giáo dục và tuyên truyền về môi trường cần được phát triển để tăng cường nhận thức của mọi người về vấn đề này và thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường.
Thay đổi thói quen sinh hoạt của mỗi người
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt của mỗi người cũng rất quan trọng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Chúng ta có thể bắt đầu từ việc sử dụng các sản phẩm vật liệu tái chế, tắt thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng xe đạp hoặc xe buýt thay vì sử dụng ô tô cá nhân…
Những thay đổi nhỏ này sẽ tích cực ảnh hưởng đến môi trường và giúp giảm thiểu đóng góp của mỗi người vào sự biến đổi khí hậu.
Hợp tác toàn cầu
Vấn đề biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu và đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các nước cần phối hợp và đưa ra các cam kết và hành động cụ thể để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Chúng ta cũng cần tham gia và hợp tác với cộng đồng quốc tế để đưa ra các giải pháp toàn cầu và tương đồng với các nước khác.
Vấn đề biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đang đối diện với nhân loại. Tuy nhiên, với các giải pháp phù hợp và sự hợp tác của tất cả các bên liên quan, chúng ta có thể ngăn chặn, khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu.
Việc tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, đưa ra các chính sách khuyến khích giảm thiểu khí thải nhà kính, tăng cường giáo dục và nhận thức của mọi người, thay đổi thói quen sinh hoạt của mỗi người và hợp tác toàn cầu là những giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Trên đây là bài viết về biến đổi khí hậu do Thiết bị điện Goldsun gửi đến cho các bạn những thông tin cần thiết về biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu là gì? Và kèm theo đó là thông điệp mang ý nghĩa truyền tải về việc chung tay góp phần bảo vệ môi trường để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Làm cho trái đất nóng lên và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống của con người và tất cả các loài động thực vật trên trái đất. Cảm ơn các bạn đã tìm hiểm.